Vấn đề về đạo đức trong kinh doanh bất động sản

Dao duc trong kinh doanh bat dong san

Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO và bắt đầu có nền kinh tế thị trường phát triển nhanh, lợi nhuận được xem là mục tiêu trên hết và trước tiên của một số công ty kinh doanh bất động sản. Do vậy trong thực tế, từ đầu năm 2007 đến nay đã có rất nhiều trường hợp tranh chấp kiện tụng kéo dài, và có rất nhiều công ty ứng xử trong mua bán, thực hiện hợp đồng kinh doanh không tốt. Điều đáng buồn là trong số các công ty này thậm chí có cả những công ty thuộc hàng đại gia có tên tuổi.

Như trường hợp những chủ đầu tư dự án bất động sản đã ký hợp đồng bán cho khách hàng, nhưng sau một thời gian khi giá thị trường tăng vọt, chủ đầu tư đã chấp nhận chịu phạt thanh lý ngay hợp đồng, không bàn giao căn hộ hoặc đất.

Hay trường hợp những chủ đầu tư khi bắt đầu ký bán thì cam kết, hứa hẹn rất nhiều như dành không gian để phục vụ toàn khu, sẽ đầu tư thực hiện công trình ngầm, cơ sở hạ tầng, cây xanh với tỷ lệ cao …nhưng khi lấy tiền của khách hàng rồi thì họ lại kéo dài thời gian thực hiện thi công, không đúng tiến độ đã cam kết trên hợp đồng. Tuy vậy chủ đầu tư cũng không hề bị phạt vì đã có chủ đích từ đầu khi soạn thảo hợp đồng.

Thậm chí nhiều trư17ờng hợp chủ đầu tư cố tình giảm bớt các hạng mục công trình, giảm bớt chất lượng khi thi công công trình như: thu hẹp diện tích đường đi và diện tích trồng cây xanh nhằm tăng diện tích đất ở và nhà ở để bán được nhiều hơn…điều này dẫn đến chỉ sau một thời gian ngắn nhận nhà hoặc đất, khách hàng phải đối mặt với rất nhiều phiền toái như: nhà ở, căn hộ nút, đường nước rỉ thấm, chất lượng đường đi trong khu không đảm bảo, công viên cây xanh phục vụ chỉ làm chiếu lệ…trogn rất nhiều trường  hợp, nhà đất khi đến tay người mua cuối cùng đã sang tay qua rất nhiều người, lợi dụng việc này, chủ đầu tư đã bỏ bớt những điều khoản trong hợp đồng với người mua sau cùng.

Trong khi đó, về phía khách hàng, họ phần lớn là những nhà đầu tư đầu cơ, lướt sóng hay theo tâm lý đám đông chạy theo lợi nhuận. Họ chạy theo từng đợt nóng sốt của thị trường bất động sản, khi mua chỉ chú trọng bán kiếm lời, không quan tâm đến các điều kiện khác trogn hợp đồng…điều quan trọng là do khách hàng khi thực hiện giao dịch lại không thông qua sàn giao dịch bất động sản, khi mua họ đã “nhắm mắt đưa chân”, dẫn đến kết cục là “người mua thì lầm chứ người bán không bao giờ lầm”. Đến khi họ phát hiện ra thì sự việc đã rồi, và lại bắt đầu một quá trình phiền toái trong kiện tụng tranh chấp kéo dài. Phần thiệt lớn nhất, đa phần được đẩy về phía khách hàng mua nhà sau cùng.

Có rất nhiều khách hàng xếp hàng đi mua căn hộ, biệt thự đơn giản là chạy theo tâm lý đám đông chứ không hề tìm hiểu cặn kẽ về sản phẩm mình sắp mua. Họ không biết chủ đầu tư dự án là ai mà chỉ quan tâm đến giá bán là bao nhiêu? Khả năng sắp tới sẽ lãi được bao nhiêu? So sánh với giá các nơi khác như thế nào? có lên giá không? Mà không quan tâm đến từng chi tiết trong công trình như: ai là người quản lý thi công? Ai là người quản lý sau khi bàn giao công trình? Chi phí quản lý hàng tháng…đến khi khách hàng đối mặt với thực tế thì xảy ra tranh chấp, khiếu kiện khổ sở.

Rate this post