Từ lâu luật pháp của ngành xây dựng nói chung cũng như thị trường bất động sản nói riêng đã được hình thành và phát triển. Địa ốc cũng đã trải qua một quãng thời gian dài phát triển với một “núi” kiến thức pháp luật không ngừng được bổ sung, sửa đổi. Không ít nhà đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm và khách hàng liên tục vấp phải các vấn đề thủ tục, thuế…phát sinh trong quá trình giao dịch. Vậy làm thế nào để tránh điều đó, tốt nhất bạn nên nắm rõ các kiến thức cơ bản như sau:
Bí quyết giao dịch bất động sản an toàn
Ở Hà Nội hiện nay, phân khúc được tập chung nhiều nhất chủ yếu là trung tâm thương mại, nhà đất thổ cư. Khi có sự cải thiện hơn của thị trường thì niềm tin cũng đã dần trở lại. Không còn có chuyện khách hàng cứ lao vào đầu tư, góp vốn chờ tiến độ thi công như canh bạc nữa, thay vào đó họ chỉ tin tưởng vào những bất động sản có chứng nhận sở hưu hay ít nhất cũng phải có hợp đồng mua bán rõ ràng.
Song, bất kỳ một giao dịch nào cũng đều có những rủi ro dù là lớn hay nhỏ. Theo kinh nghiệm xương máu của một số khách hàng và các chuyên gia thì đầu tiên người mua phải kiểm tra hồ sơ sản phẩm mà bên bán cung cấp. Tất nhiên là lúc này sẽ phát sinh ra một vài thủ tục, giấy tờ mà bạn không được bỏ qua ví dụ như mục sở thị, bản chính sổ đỏ, hợp đồng mua bán căn hộ…để xác định dấu vết tẩy xóa, rách nát chắp vá, những giấy tờ đi kèm khác ví dụ như vay nợ, thế chấp…
Tiếp đến là công đoạn “check chéo” thông qua các cơ quan chức năng. Bạn phải yêu cầu bên bán cung cấp các giấy tờ phô tô như sổ đỏ hoặc hợp đồng mua bán căn hộ, hoặc ảnh chụp các tài liệu nên trên nếu trường hợp bên bán không đồng ý. Với loại nhà đất thổ cư thì bạn phải đến trực tiếp các cơ quan cung cấp chứng nhận sở hữu để kiểm tra đầy đủ các thông tin gốc, xác thực hợp đồng mua bán đầy đủ.
Theo như các chuyên gia chia sẻ, để không bị hớ khi mua bất động sản thì bạn không được phó mặc cho các cơ quan chức năng thẩm định công chứng, trên thực tế thì có một số đơn vị công chứng cũng không có hồ sơ gốc để đối chiếu, do vậy mà tần suất rủi ro của nó vẫn tương đối cao. Bên cạnh đó người mua còn phải quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề như tình hình dân trí, đồ án quy hoạch, an ninh…tại khu vực mà bạn giao dịch bất động sản. Có thể thông qua các cơ quan lãnh đạo sở tại, phường xã hoặc khai thác người dân tại địa phương có bất động sản.
Có một vấn đề trước khi giao dịch cũng khá rắc rối đó chính là đặt cọc. Thông thường con số ấy sẽ không vượt mức 10% giá bán, song cần lưu ý rằng các hợp đồng đặt cọc phải nêu đầy đủ các chi tiết của cả hai bên, thời gian địa điểm đặt cọc, người làm chứng, giá trị mua bán, xác định bên chịu thuế và lệ phí…Cuối cùng là bước công chứng hợp đồng mua bán, nội dung trong hợp đồng sẽ được các công chứng viên hỗ trợ. Song, nếu như nắm được nội dung, các vấn đề về thuế thu nhập cá nhân, phí, lệ phí, giá trị mua bán…thì bạn sẽ hạn chế được một số phát sinh ngoài ý muốn.
Rắc rối như sang tên bất động sản
Nói đến vấn đề thanh toán, giao nhận tài sản là bất động sản thì đa phần mọi người đều ủng hộ phương án trước khi ký hợp đồng mua bán tại phòng công chứng bên mua phải thanh toán trước một nữa giá trị bất động sản bao gồm cả tiền đặt cọc, còn người bên bán phải giao giấy tờ nhà, ký xong bên bán giữ giấy tờ. Bàn giao tất cả khi tiền đã giao đầy đủ.
Các giấy tờ sang tên bất động sản tương đối phức tạp, nó phải yêu cầu có đầy đủ các tài liệu như bản chính sổ đỏ, HĐMB công chứng; Bản sao công chứng các loại: CMND, hộ khẩu, đăng ký kết hôn của cả bên mua và bên bán (vợ và chồng), tờ khai đăng ký sang tên. Trình tự thực hiện có thể kéo dài đến 45 ngày, người mua yêu cầu phải chú ý nhiều hơn đến các giao dịch sang tên hợp đồng mua bán là sản phẩm chung cư dự án. Sau khi đã ký xong hợp đồng chuyển nhượng ở tại phòng công chứng thì mọi người phải gặp trực tiếp chủ đầu tư để đề nghị có văn bản xác nhận cụ thể. Có phát sinh ở đây thì người mua phải tự chịu.