Bất động sản từ lâu đã được coi là một thị trường nền tảng góp phần giúp cho kinh tế cũng như các ngành khác phát triển theo ví dụ như xây dựng, vật liệu xây dựng, dịch vụ tài chính…, đặc biệt nhất chính là thị trường lao động, đa phần là người có công ăn việc làm, an sinh xã hội đảm bảo.
Điểm đặc biệt nhất của thị trường kinh doanh bất động sản đó là đầu tư dài hạn, nó có liên quan chặt chẽ đến các lĩnh vực dịch vụ như tài chính, hệ thống ngân hàng…Với mục tiêu hạn chế cấp tín dụng bất động sản, giảm đi các rủi ro thanh khoản, tín dụng trung và dàn hạn, các ngân hàng nhà nước đã dự thảo sửa đổi thông tư với hai vấn đề chính đó là hạn chế tỷ lể lệ dùng vốn ngắn hạn để cho vạy trung và dài hạn đối với các tổ chức tín dụng. Thứ hai là các chi nhánh ngân hàng nước ngoài có mức tôi đa 60% giảm xuống 40%, tăng hệ số rủi ro đối với ngành kinh doanh.
Với sự thay đổi này thì muốn cho các hệ thống ngân hàng cũng như thị trường bất động sản phát triển bền vững thì cần phải điều chỉnh là cách thức vay như sau:
- Đầu tiên là ngân hàng cho vay theo phương thức mới thay vì thế chấp bằng chính tài sản, coi việc thế chấp là vấn đề phụ. Trong trường hợp các chủ đầu tư không thực hiện đúng cam kết thì ngân hàng sẽ co những biện pháp thích đáng để thu hồi vốn ngay lập tức. Về tỷ lệ cho vay thế chấp thì từ mức 50% trở xuống. Tốt nhất là ngân hàng nên khuyến khích các nhà đầu tư sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau ví dụ như phát hành trái phiếu doanh nghiệp, huy động vốn ứng trước cho các đối tác, khách hàng, huy động vốn trên sàn chứng khoán…
- Thứ hai, ngân hàng được quyền và cũng nên từ chối cho vay đối với các đơn vị kinh doanh bất động không chuyên nghiệp, thậm chí đối với các đơn vị là tập đoàn hoặc tổng công ty Nhà nước đầu tư ngoài ngành chính thì không được cho vạy.
- Thứ ba là các ngân hàng không được cho các đơn vị vay với mức vượt quá 3 lần vốn điều lệ của họ, phần còn lại cần hợp vốn nhiều ngân hàng, đồng tài trợ để phân tán rủi ro phát sinh.
- Thứ tư, hãy chú trọng vào việc nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại, cho vay đầu tư dứt điểm từng dự án chứ không nên cho vay một cách tràn lan. Ngoài ra ngân hàng cũng cần phải ưu tiên cũng như chú trọng cho vay nhiều hơn đối với các đơn vị kinh doanh BĐS đang được niêm yết ở trên sàn chứng khoán với lãi suất thấp hơn đơn vị ngoàn sàn.